Thuật Toán Facebook Là Gì? Cách Tăng Reach Cho Bài Viết Dựa Vào Thuật Toán Facebook

Thuật Toán Facebook Là Gì? Cách Tăng Reach Cho Bài Viết Dựa Vào Thuật Toán Facebook

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao 2 bài viết trên cùng một Fanpage lại có lượt tiếp cận rất khác nhau, một bài thì cao ngất ngưởng còn bài kia thì thấp lè tè? Đã bao giờ bạn tự hỏi cơ chế đằng sau cách Facebook phân phối nội dung cho người dùng là gì không? 

Câu trả lời đó chính là thuật toán Facebook hay Facebook algorithm, bài viết dưới đây SanMedia sẽ giải đáp giúp bạn các tiêu chí phân bổ nội dung của Facebook và cách tận dụng thuật toán Facebook để tối ưu lượt tiếp cận cho bài viết của mình. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Thuật toán Facebook là gì?

Định nghĩa một cách dễ hiểu nhất thì: 

Thuật toán Facebook là một phương pháp sử dụng các tiêu chí dựa trên nhu cầu và sở thích để phân phối nội dung cho người dùng.

Giống như các thuật toán xếp hạng SEO của Google, mục đích của thuật toán Facebook là để mang lại nội dung có giá trị nhất cho người dùng. Từ đó giữ họ ở lại trên nền tảng càng lâu càng tốt. 

Việc nắm được cơ chế phân phối nội dung của Facebook sẽ giúp bạn “luồn lách” để tiếp cận nội dung đến nhiều người hơn. Và điều quan trọng là nó miễn phí.

Suy cho cùng chúng ta trả tiền chạy quảng cáo cũng để tiếp cận đến nhiều người dùng mục tiêu còn gì. 

Thuật toán Facebook là phương pháp phân bổ nội dung cho người dùng

Thuật toán Facebook là phương pháp phân bổ nội dung cho người dùng

2. Lịch sử hình thành của thuật toán Facebook 

Lịch sử luôn mang đến một cái nhìn bao quát và sâu rộng, nắm được lịch sử sẽ giúp chúng ta rút ngắn nhiều năm kinh nghiệm của quá khứ.

Dưới đây là một lược sử tóm lược về sự hình thành và phát triển của thuật toán Facebook

Năm 2009: Facebook ra mắt thuật toán đầu tiên dựa vào lượt like để đưa các bài đăng lên đầu bảng tin (Feed).

Năm 2015: Facebook bắt đầu hạ thứ hạng các Trang đăng quá nhiều nội dung quảng cáo thái quá. Họ giới thiệu tính năng "See first" để cho phép người dùng xem các bài đăng của Trang mà họ ưu tiên lên đầu bảng Feed.

Năm 2016: Facebook thêm ranking signal (tín hiệu xếp hạng) "time spent" để đo lường giá trị của bài đăng dựa trên lượng thời gian người dùng dành cho bài đăng đó, ngay cả khi họ không like, comment hay share.

Năm 2017: Facebook bắt đầu cân nhắc về biểu cảm của cảm xúc (ví dụ: thả tim hoặc khuôn mặt giận dữ) nhiều hơn là lượt like cổ điển. Một tín hiệu xếp hạng khác được thêm vào video đó là: completion rate. Nói cách khác, những video giữ chân mọi người xem đến hết sẽ được hiển thị cho nhiều người hơn.

Năm 2018: Thuật toán mới của Facebook ưu tiên “các bài đăng khơi dậy các cuộc trò chuyện và các tương tác có ý nghĩa”. Các bài đăng từ bạn bè, gia đình và các group mà người dùng theo dõi sẽ được ưu tiên hơn nội dung từ các Pages (trong đó có các trang của doanh nghiệp). Nói cách khác các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận tự nhiên nội dung đến người dùng trừ khi nội dung thật sự có giá trị.

Năm 2019: Facebook ưu tiên nội dung là "video gốc, chất lượng cao" giúp người xem xem lâu hơn 1 phút, đặc biệt là video thu hút sự chú ý dài hơn 3 phút. Facebook cũng bắt đầu tổng hợp nội dung từ “bạn thân”: những người mà mọi người tương tác nhiều nhất. Công cụ “Tại sao tôi thấy bài đăng này” được giới thiệu.

Năm 2020: Facebook tiết lộ một số chi tiết của thuật toán để giúp người dùng hiểu cách nó phân phát nội dung và cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu của họ để đưa ra phản hồi tốt hơn cho thuật toán. Thuật toán bắt đầu đánh giá độ tin cậy và chất lượng của các bài báo để quảng bá tin tức có cơ sở hơn là thông tin sai lệch.

Năm 2021: Facebook công bố thông tin chi tiết mới về thuật toán của mình và cho phép mọi người truy cập tốt hơn vào dữ liệu của họ.

3. Thuật toán Facebook hoạt động như thế nào?

Mặc dù thuật toán Facebook thay đổi và được cập nhật thường xuyên nhưng nó vẫn dựa trên 4 yếu tố sau đây:

Inventory

Inventory là thuật ngữ dùng để chỉ lượng hàng tồn kho, ở đây là chỉ tất cả bài post có khả năng xuất hiện trên bảng Feed của người dùng, bao gồm từ bạn bè, hội nhóm và doanh nghiệp.

Signals

Signals được hiểu như các tín hiệu giúp Facebook hiểu rằng “Đây là post giá trị nè, cần phân bổ nhiều hơn cho người dùng”. Những tín hiệu này được chia thành 2 nhóm:

  • Active signals: Bao gồm các tương tác như like, share, comment.
  • Passive signals: Bao gồm các yếu tố như thời gian xem (time spent), thời điểm đăng bài, thể loại nội dung,...

Facebook sử dụng active signals và passive signals để làm tín hiệu phân bổ nội dung

Facebook sử dụng active signals và passive signals để làm tín hiệu phân bổ nội dung

Predictions

Facebook sẽ dựa vào Profile cá nhân, những hoạt động trong quá khứ, danh sách bạn bè,... để dự đoán về những nội dung phù hợp với bạn.

Relevancy Score

Relevancy Score là tiêu chí Facebook dùng sự liên quan của bài post để phân bổ nội dung, điểm liên quan càng cao sẽ càng được ưu tiên hiển thị.

4. Tips tận dụng thuật toán của Facebook để tăng reach cho bài

Đa dạng hóa nội dung 

Thực tế thì xu hướng tiêu thụ nội dùng của người dùng cũng như tiêu thụ các loại hình khác như đồ ăn, thức uống, giải trí,... Nếu bạn chỉ đăng 1 thể loại nội dung duy nhất thì ắt sẽ dẫn đến nhàm chán. Kéo theo tương tác nội dung cũng giảm.

>>>Xem ngay: Cách Viết Content Thu Hút - “Hạ Gục” Mọi Đối Tượng Khách Hàng

Bạn có thể đa dạng hóa nội dung bao gồm: bài viết, hình ảnh, video, hoặc bạn có thể kết hợp linh hoạt cả 3 để nội dung của mình luôn được mới mẻ

Đa dạng hóa nội dung giúp bạn tận dụng thuật toán Facebook tốt hơn

Đa dạng hóa nội dung giúp bạn tận dụng thuật toán Facebook tốt hơn

Cập nhật những tính năng mới của Facebook

Facebook sẽ luôn ưu ái phân phối nội dung cho tính năng mới của mình. Gần đây tính năng Facebook Reels mới ra mắt vì vậy bạn có thể đăng một số video ngắn dạng này nhất định sẽ tăng được lượt tiếp cận

Sử dụng định dạng nội dung phổ biến

Thuật toán Facebook đánh giá “giá trị” của 1 bài post dựa vào việc người dùng tương tác với nó như thế nào. Những bài có lượt tương tác càng cao thì sẽ càng được ưu tiên hiển thị. Chính vì vậy việc đầu tư vào nội thu hút tạo nhiều tương tác sẽ giúp bài viết tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.

Nhưng làm sao biết những nội dung nào tạo được tương tác tốt?

Ngoài việc đánh giá các nội dung trong quá khứ để biết được nội dung nào được tương tác nhiều hơn cả, thì bạn có thể quan sát đối thủ hoặc những Pages và Group có chủ đề tương tự giống mình. Xem họ đang làm những dạng content nào, dạng nào được nhiều tương tác, dạng nào không, từ đó thử nghiệm cho nội dung của mình.

>>>Xem thêm: 8 Chiến Lược Marketing Mạng Xã Hội Giúp Tăng Doanh Thu Cho Tiệm Bánh

Kết luận

Nếu bạn đang sử dụng Facebook làm kênh truyền thông chính thì việc nắm được cách thuật toán Facebook hoạt động như thế nào sẽ rất quan trọng. Mình chơi trên nền tảng của nó thì nắm được nguyên lý hoạt động của nó sẽ giúp mình chơi dễ dàng hơn.