Đâu Là Yếu Tố Cốt Lõi Của SEO? Chạm Đỉnh Thành Công Nhờ Nắm Vững “Gốc Rễ”
Tại sao website dù có lên top nhưng chỉ duy trì được một thời gian ngắn? Và mặc dù lên được top nhưng tỉ lệ tương tác website lại thấp và không thể ra đơn hàng?
Nguyên nhân chính là vì chiến lược SEO chỉ đang tập trung ở phần “ngọn”, còn phần “gốc rễ” vốn tạo ra mối quan hệ sinh lợi với khách hàng lại bị nhiều doanh nghiệp phớt lờ.
Bài viết dưới đây SanMedia sẽ giúp bạn tìm hiểu 3 yếu tố cốt lõi của SEO từ chia sẻ của tác giả Mark Traphagen, phó giám đốc của SEO Clarity để không chỉ lên top cho có mà còn đảm bảo mức doanh thu từ chiến lược SEO của bạn.
Các yếu tố cốt lõi này bao gồm: Authority - Tính thẩm quyền, Relevance - Mức độ liên quan và Experience - Trải nghiệm người dùng đối với website.
I. Authority - Tính thẩm quyền
1. Tính thẩm quyền - Tại sao nó quan trọng đối với SEO
Authority (tình thẩm quyền) có thể được hiểu đơn giản như việc bạn sẽ đi hỏi bác sĩ về một vấn đề liên quan đến sức khỏe của bạn. Bác sĩ là người có chuyên môn cao, có học vị và bằng cấp, với những điều ấy bạn có niềm tin rằng những thông tin nhận được từ bác sĩ là đảm bảo và có giá trị đối với bạn.
Trong SEO, tính thẩm quyền được đề cập như mức độ quan trọng và “sức nặng” của một trang web đối với một truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google sử dụng nhiều yếu tố (tín hiệu) để đánh giá tính thẩm quyền của một trang web.
Hầu hết các truy vấn tìm kiếm của người dùng sẽ có hàng ngàn thậm chí hàng triệu những trang kết quả đổ về. Trong số các trang đó, Google sẽ xếp thứ hạng cao cho các trang web đáp ứng tốt nhất nhu cầu tìm kiếm của người dùng với sự chính xác và có độ tin cậy lớn nhất.
Google sử dụng tính thẩm quyền để xếp hạng trang web cốt yếu vì nó làm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng, từ đó người dùng sẽ quay lại và sử dụng Google thường xuyên và lợi nhuận thu về từ quảng cáo của Google cũng sẽ nhiều hơn.
2. Google đánh giá tính thẩm quyền của website như thế nào?
2.1 Link vẫn là yếu tố thống trị để đánh giá tính thẩm quyền
Một trong những phát minh lớn khiến Google trở thành ông lớn thống trị mảng công cụ tìm kiếm trong một khoảng thời gian ngắn đó là việc sử dụng các link (đường dẫn) trong trang web làm yếu tố để đánh giá xếp hạng website.
Nguyên lý đằng sau đó là vì việc dẫn một link bên ngoài vào trang web có thể khiến người dùng rời trang web hiện tại của nhà xuất bản. Và điều tất yếu là những link dẫn vào đó phải thực sự hữu ích với người dùng thì nhà xuất bản mới chấp nhận sự đánh đổi như vậy.
Hay nói cách khác việc dẫn link bên ngoài là một hành động “vote” cho trang web đó. Như vậy nếu bạn có càng nhiều “vote” thì Google sẽ đánh giá trang web của bạn có tính thẩm quyền càng cao và sẽ xếp hạng cao cho trang của bạn.
2.2 PageRank
PageRank là một hệ thống tính điểm dựa trên đường link mà một trang web nhận được. Google sẽ sử dụng thuật toán này để đánh giá mức độ quan trọng của một trang web và xếp hạng dựa trên tiêu chí đó. Số điểm PageRank càng cao sẽ nhận được mức xếp hạng càng cao.
Do đó tích lũy nhiều PageRank dựa trên số lượng và chất lượng các link đổ về là việc cần làm để đạt hiệu quả SEO.
Trang web sẽ nhận được PageRank khi các trang khác dẫn link về nó
2.3 Chất lượng quan trọng hơn số lượng
Liệu càng có nhiều “vote” thì càng tốt?
Về lý thuyết điều này đúng nhưng thực tế lại phức tạp hơn thế nhiều.
Một đường link từ website có tính thẩm quyền cao, có hồ sơ “xịn” có thể hơn 1000 đường link từ một website bình thường. Đây là sự phức tạp và thông minh trong thuật toán phân tích PageRank của Google.
Ví dụ website của bạn bán thuốc chữa bệnh và bạn nhận được 2 vote, một của trung tâm truyền thông Bệnh viện Chợ Rẫy và một của dược sĩ A nào đó. Rõ ràng có sự chênh lệch về chất lược của “người vote” ở đây phải không nào?
1 link chất lượng tương đương 1000 link khác
II. Relevance - Mức độ liên quan
1. Mức độ liên quan quyết định sức mạnh của link
Mức độ liên quan đề cập đến đường link bạn nhận được từ một website có liên quan đến lĩnh vực của bạn.
Mức độ liên quan này ảnh hưởng đến chất lượng đường link cũng như sức nặng của đường link đó ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng của website.
Nếu website của bạn chuyên kinh doanh và chia sẻ những bài viết về giày và bạn nhận được 1 vote từ 1 website kinh doanh mỹ phẩm. Thì đường link như vậy không có độ liên quan nào cả.
Ngược lại nếu bạn dẫn một đường link của trang khác về website của bạn với chủ đề làm đẹp cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đường link đó và gián tiếp ảnh hưởng đến website của bạn vì những thông tin về làm đẹp sẽ chẳng hữu ích gì cả đối với người dùng của bạn - những người vốn chỉ quan tâm về giày khi truy cập vào trang web của bạn.
2. Cách Google đánh giá mức độ liên quan
2.1 Vai trò của Anchor text
Anchor text có tác dụng giúp Google xác định dạng nội dung của trang web mà đường link hướng tới.
Vai trò của dạng đường link này giúp Google đánh giá mức độ liên quan và tính thẩm quyền của trang web.
2.2 Internal Link (liên kết nội bộ)
Có nhiều bằng chứng cho thấy Google sử dụng liên kết nội bộ để đánh giá mức độ liên quan đến chủ đề của một trang web.
Một cấu trúc liên kết nội bộ hợp lý kết nối với các nội dung liên cùng chủ đề trong một trang web là một cách để bạn cho Google thấy rằng website của bạn có một số lượng nội dung có chiều rộng và chiều sâu.
III. Experience - Trải nghiệm người dùng đối với website
Google nhận ra rằng tính thẩm quyền (authority) và mức độ liên quan (relevant) mặc dù quan trọng nhưng không phải là thứ duy nhất người dùng tìm kiếm. Họ cũng muốn có một trải nghiệm lướt web tốt.
Vậy một trải nghiệm người dùng tốt là gì? Đây là danh sách các tiêu chí để đánh giá:
- Nội dung thực sự liên quan đến truy vấn của người dùng\
- Nội dung phải đảm bảo đủ các thông tin để trả lời cho câu hỏi truy vấn của người dùng nhưng cũng phải có các link liên kết đến các nguồn và chủ đề khác.
- Tốc độ tải trang nhanh chóng, nội dung liên quan và bố cục bắt mắt.
Kết luận
Tóm lại Google muốn xếp hạng website dựa trên tiêu chí thỏa mãn truy vấn của người dùng một cách nhanh chóng với nội dung liên quan nhất có thể. Vì đây là chiến lược SEO bạn cần áp dụng để có thể thành công.
SanMedia với đội ngũ chuyên viên SEO chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm sẽ là giải pháp giúp bạn hoàn thiện kế hoạch SEO của mình một cách toàn diện và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé.