Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp

Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp

Thế giới kinh doanh có thể là hình mẫu lý tưởng nhất để minh họa cho sự khốc liệt của chiến tranh. Tuy nhiên kinh doanh khác với chiến tranh ở chỗ không phải là để bảo vệ hay tranh giành lãnh thổ mà là cuộc chiến giành lấy khách hàng và thị trường. 

Vậy chiến lược kinh doanh là gì và làm thế nào để xây dựng một bản chiến lược kinh doanh? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh (Business Strategy) là một bản kế hoạch dài hạn mang tính quy mô của một doanh nghiệp hay tổ chức nhằm định hướng và điều phối hoạt động của các phòng ban để đạt được mục tiêu và kỳ vọng đã đề ra. 

Một bản chiến lược kinh doanh cần trả lời được 3 câu hỏi sau đây: 
- Chúng ta đang ở đâu? Đây là bước bạn sẽ tiến hành phân tích tình hình hiện tại của doanh nghiệp và thị trường để nhận định về vị trí hiện có của doanh nghiệp.
- Chúng ta muốn đi tới đâu? Đây là bước bạn sẽ lập mục tiêu và kỳ vọng cho doanh nghiệp của bạn. 
- Làm thế nào để chúng ta tới đó? Đây chính là điểm cốt lõi của chiến lược kinh doanh, bước này bạn sẽ lên các ý tưởng, phương pháp và lên các giai đoạn và thời gian để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là gì?

Các yếu tố chính có trong một bản chiến lược kinh doanh

1. Tầm nhìn và mục tiêu

Một chiến lược kinh doanh được xây dựng nhằm giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh. Trong khi đó, tầm nhìn sẽ cung cấp một định hướng rõ ràng cho doanh nghiệp. Việc xác định tầm nhìn và mục tiêu sẽ giúp bạn phát triển các chương trình hành động trong chiến lược kinh doanh về những nhiệm vụ cần hoàn thành và nguồn lực nào sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành chúng.

2. Giá trị cốt lõi 

Chiến lược kinh doanh định hướng cho các nhà lãnh đạo, cũng như các bộ phận về những gì nên làm và không nên làm dựa theo các giá trị cốt lõi của tổ chức. Việc xác định các giá trị cốt lõi của tổ chức đảm bảo rằng nhân viên ở trên cùng một trang và có cùng mục tiêu.

Giá trị cốt lõi tại SanMedia 

Giá trị cốt lõi tại SanMedia 

3. SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức là điều rất quan trọng. Đây là điểm cốt lõi của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Phân tích SWOT giúp bạn xác định được các chiến lược đúng đắn dựa trên tình hình thị trường và nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.

4. Chiến thuật triển khai chiến lược

Yếu tố chiến thuật của một chiến lược kinh doanh sẽ vạch ra các hoạt động và cách thức thực hiện chi tiết. Phối hợp các chiến thuật cũng là rất quan trọng cho sự thành công của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Điều này đảm bảo rằng thời gian và công sức không bị lãng phí.

5. Nguồn lực và phân bổ nguồn lực

Hầu hết các doanh nghiệp đều dựa vào nhiều nguồn lực khác nhau: con người, công nghệ, tài chính và cơ sở vật chất. Phác thảo một bức tranh tổng quan về nguồn lực và các yêu cầu trong tương lai sẽ cho phép các nhà lãnh đạo thấy được nơi cần ưu tiên thêm nhiều nguồn lực hơn để đạt được mục tiêu của họ.

Cách xây dựng một bản chiến lược kinh doanh

1. Xác định tầm nhìn 

Đối với bất kì chiến lược kinh doanh thành công nào, điều đầu tiên cần xem xét đó là giá trị và vị trí trên thị trường mà công ty muốn đạt được, hay nói cách khác đó là tầm nhìn.

Tầm nhìn là nền tảng để xây dựng và phát triển những thứ còn lại, xác định tầm nhìn bạn cũng sẽ biết được mục tiêu định vị của mình, khách hàng mục tiêu và thị trường chính mà công ty cần hướng đến.

2. Thiết lập các mục tiêu

Bước thứ hai bạn cần thực hiện để xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công là thiết lập các mục tiêu chiến lược.

Các mục tiêu chiến lược thường tập trung vào doanh thu, lợi nhuận, mức độ thâm nhập thị trường và giá trị gia tăng của các cổ đông. Nhưng đây chỉ là những mẫu số chung, điều này có nghĩa là sẽ tùy vào từng tình hình doanh nghiệp mà bạn sẽ có các mục tiêu chiến lược khác nhau.

Thiết lập mục tiêu chiến lược

Thiết lập mục tiêu chiến lược

3. Phân tích doanh nghiệp và thị trường

Bây giờ đã có tầm nhìn và mục tiêu, bước tiếp theo trong danh sách các bước xây dựng chiến lược kinh doanh là phân tích doanh nghiệp của bạn. Và mô hình SWOT sẽ là chìa khóa để giúp bạn điều này. 

Dùng điểm mạnh và cơ hội để hoàn thành các mục tiêu chiến lược cũng như khác chế điểm yếu và hạn chế các mối đe dọa là những lợi ích mà phân tích SWOT sẽ mang lại cho bạn.

4. Xác định lợi thế cạnh tranh của bạn

Giai đoạn quan trọng thứ tư của việc phát triển một chiến lược kinh doanh là việc trả lời câu hỏi làm thế nào để đạt được các mục tiêu. Nói cách khác, bạn sẽ cạnh tranh như thế nào trong thị trường đã xác định của mình.

Lợi thế cạnh tranh hay còn được gọi là USP (Unique Selling Point), là điều mà bạn vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh của mình. 

5. Xây dựng một lộ trình hành động

Mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện bàn chiến lược kinh doanh là thiết lập một chương trình hành động. Các công việc cụ thể sẽ được phân bổ xuống các phòng ban. 

Chương trình hành động cũng theo sát tầm nhìn và mục tiêu đã đặt ra ở bước một để tránh đi chệch đường. 

Xem thêm:

- Truyền Thông Marketing Dịp Tết 2023: Hướng Đi Nào Dành Cho Doanh Nghiệp?
- 5 Chiến Lược Marketing Ngày Tết Giúp Bứt Phá Doanh Thu Cho Spa, Salon Tóc
- 8 Chiến Lược Marketing Mạng Xã Hội Giúp Tăng Doanh Thu Cho Tiệm Bánh