7 Kênh Digital Marketing Dành Cho Doanh Nghiệp
Digital channel hay kênh truyền thông kỹ thuật số là cầu nối để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với thị trường khách hàng mục tiêu.
Vậy có bao nhiêu kênh Digital phổ biến nhất hiện nay? Đặc điểm của từng kênh là như thế nào? Và doanh nghiệp nên lựa chọn kênh nào cho chiến lược Digital Marketing của mình?
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp.
Digital Channel là gì?
Kênh Digital là các nền tảng dùng để truyền tải các thông điệp về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu đến thị trường khách hàng mục tiêu. Các kênh Digital đóng vai trò như các trung gian phân phối nội dung, vì vậy tối ưu hóa các kênh này sẽ giúp doanh nghiệp đến gần hơn với mục tiêu marketing của mình.
Khách hàng ở đâu thì doanh nghiệp phải có mặt ở đó. Trong môi trường của công nghệ số, định nghĩa về vị trí của khách hàng không chỉ đơn thuần là địa chỉ nhà của họ hay địa chỉ công ty của họ mà là nền tảng nào họ sử dụng nhiều nhất. Tùy vào đặc điểm của đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn các kênh truyền tải phù hợp.
Cuối cùng một nội dung thu hút và chất lượng nếu lựa chọn sai kênh hoặc chất lượng truyền tải của kênh không được “mượt mà” thì hiệu quả cũng sẽ không cao. Vì vậy nắm được các đặc điểm của các kênh là bước quan trọng giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn để có một chiến dịch marketing thành công.
7 kênh digital marketing dành cho doanh nghiệp
Các Kênh Digital Marketing hiệu quả dành cho doanh nghiệp
1. Website
Website đóng vai trò như ngôi nhà của doanh nghiệp trên internet, nếu doanh nghiệp không sở hữu và đầu tư phát triển website thì đó là một bất lợi rất lớn. Website giúp doanh nghiệp truyền tải các thông tin về công ty, sản phẩm và có thể mang lại nguồn doanh thu ổn định mà không mất chi phí thuê mặt bằng.
Ngoài ra website còn giúp doanh nghiệp có được sự tin tưởng từ người dùng, tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút lượng truy cập tự nhiên.
Nội dung trên website thường là các bài viết chuyên sâu về lĩnh vực liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp. Các bài viết chia sẻ kiến thức, cung cấp thông tin bổ ích đến độc giả.
Website là ngôi nhà thứ 2 của doanh nghiệp trên internet
2. Social Media
Các nền tảng mạng xã hội gần như không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta bởi nó phục vụ đa dạng nhu cầu về giải trí, kết nối, tin tức, mua sắm và thể hiện bản thân. Các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Youtube, TikTok,...
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách quản lý Fanpage hiệu quả
Nội dung trên các nền tảng mạng xã hội có thiên hướng giải trí cao, do đó độ dài bài viết sẽ ngắn hơn và văn phong cũng “mềm” hơn so với nội dung trên website. Đặc biệt các nền tảng này rất ưa chuộng nội dung video, điều này lý giải cho tốc độ phát triển nhanh khủng khiếp của Tiktok.
Mạng xã hội là thứ không thể thiếu trong cuộc sống ngườ dùng
3. SEO (Tìm kiếm tự nhiên)
SEO (search engine optimization) hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là việc tối ưu website để nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Nói một cách chính xác đây là một phương pháp “bôi trơn” miễn phí nhằm đưa website của bạn lên top Google, từ đó giúp tăng lượng truy cập tự nhiên cho website của bạn.
4. PPC (Tìm kiếm trả phí)
PPC (Pay-per-click) dịch ra tiếng việt là trả phí dựa trên lượt click, mục đích của phương pháp này cũng tương tự như SEO là tăng lượng truy cập nhưng khác ở chỗ là dùng tiền để Google đưa website của bạn lên top.
Phương pháp này có thể nhanh chóng giúp bạn tăng lượng truy cập nhưng không bền vững. Bạn cần kết hợp SEO và PPC để nâng cao hiệu quả cho kênh này nhé.
5. Email
So với quá khứ email không còn giữ được vị thế của mình trong số các kênh Digital. Theo Gary Vaynerchuk - một chuyên gia về Internet Marketing cho biết tỷ lệ mở thư (open rate) vào năm 1998 là 94% còn hiện tại chỉ còn 18%. Tuy nhiên email vẫn được nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi tính linh hoạt và nó cho phép áp dụng các xu hướng mới như cá nhân hóa, tự động hóa vào chiến dịch marketing mà không làm ảnh hưởng đến ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp.
6. PR online
PR online (quan hệ công chúng trực tuyến) là một phương pháp quảng bá sản phẩm, gây dựng danh tiếng cho thương hiệu bằng cách xây dựng các liên kết chất lượng trên các báo điện tử có uy tín, có thẩm quyền cao (cao nhất là VTV) và có ý nghĩa đối với khách hàng.
Ngoài ra, PR online còn xây dựng câu chuyện thương hiệu trên các nền tảng khác như website, mạng xã hội và các diễn đàn.
7. Affiliates Marketing
Affiliates Marketing (tiếp thị liên kết) là một phương pháp quảng bá sản phẩm thông qua sự hợp tác giữa nhà phân phối (Affiliate Marketer) và nhà quảng cáo (Advertiser/Merchant). Các nhà phân phối sẽ tìm kiếm khách hàng và hưởng hoa hồng từ nhà quảng cáo.
Là một kênh Digital, tiếp thị liên kết giúp tạo ra khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Bất kể đối tượng mục tiêu của bạn ở đâu trong hành trình khách hàng, tiếp thị liên kết đóng vai trò như một chiến lược toàn kênh đáng được áp dụng.