Xây Dựng Thương Hiệu - Đâu Là Thời Điểm Thích Hợp Để Bắt Đầu?
Xây dựng thương hiệu không bao giờ là câu chuyện dễ dàng, vì vậy nhiều doanh nghiệp ngần ngại và trì hoãn thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.
Nhưng thị trường mà bạn tham gia đã “đỏ rực” và sản phẩm của bạn vốn không có nhiều sự khác bạn thì việc không chú trọng xây dựng thương hiệu chẳng khác gì bạn đang làm khó chính mình.
1. Tại sao doanh nghiệp của bạn cần xây dựng thương hiệu?
Hiện nay thế giới phẳng không còn là một khái niệm dùng để dự báo về tương lai nữa mà thực tế đã cho thấy thế giới đang vận hành theo một trật tự “không biên giới”. Nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển chóng mặt của khoa học và công nghệ đã khiến doanh nghiệp khó có thể sản xuất ra một sản phẩm mang sự khác biệt hoàn toàn, chính vì vậy để thu hút và thuyết phục khách hàng, xây dựng thương hiệu chính là chiếc chìa khóa duy nhất.
Dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp SMEs thì xây dựng thương hiệu (branding) đều đóng vai trò quan trọng quyết định đến thành công và sự phát triển của doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp lớn duy trì thị phần, mở rộng và bành trướng thị trường đồng thời gia tăng quyền lực (đối với nhà cung cấp và nhà phân phối) và gia tăng lợi thế cạnh tranh lâu dài. Còn đối với doanh nghiệp SMEs, xây dựng thương hiệu giúp mở rộng tệp khách hàng từ đó thúc đẩy doanh số và tiến đến trở thành doanh nghiệp lớn.
>>> Xem thêm: Brand equity là gì?
2. Thời điểm thích hợp để bắt đầu xây dựng thương hiệu
Vòng đời của một doanh nghiệp
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu qua về các giai đoạn phát triển của một doanh nghiệp (business life cycle). Một thương hiệu từ khi mới thành lập cho đến khi kết thúc sẽ đi qua 4 giai đoạn:
Sơ đồ vòng đời của doanh nghiệp
Giai đoạn 1: Giới thiệu. Trong giai đoạn này là lúc doanh nghiệp vừa mới thiết lập, một mô hình kinh doanh, một chiến lược kinh doanh vừa được ban lãnh đạo công ty phê duyệt, và bộ máy vừa mới bắt đầu được vận hành. Đặc trưng của giai đoạn này chính là doanh số bán thấp, chi phí cao và biên lợi nhuận nhỏ và có thể lỗ nếu công ty tập trung đầu tư cho xây dựng thương hiệu.
Giai đoạn 2: Phát triển. Đây là giai đoạn bắt đầu có sự tăng trưởng với điều kiện chiến lược kinh doanh có hiệu quả, thương hiệu được chú trọng xây dựng. Đặc trưng của giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, kiểm soát được chi phí nhờ gia tăng sản lượng bán và lợi nhuận bắt đầu dương.
Giai đoạn 3: Trưởng thành. Đây là giai đoạn thịnh vượng, thông thường một doanh nghiệp phải mất 50 năm để đạt đến giai đoạn này tuy nhiên nếu có chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả thì thời gian có thể rút ngắn xuống còn 5 đến 10 năm dựa trên lực đẩy của nền kinh tế kết nối vạn vật như hiện nay. Đặc trưng của giai đoạn này là doanh thu chạm đỉnh, lợi nhuận tối đa và chi phí bỏ ra ở mức thấp nhất.
Giai đoạn 4: Suy thoái. Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến suy thoái của một doanh nghiệp, nhưng chủ yếu là do thương hiệu đã lỗi thời, không nắm bắt thị hiếu của người dùng và không chú trọng làm mới thương hiệu. Đặc trưng của giai đoạn này là doanh thu sụt giảm nhanh chóng, trong khi đó các chi phí duy trì cao dẫn đến lợi nhuận sẽ giảm mạnh
Tất nhiên đây là một mô hình với tính chất mô tả, trên thực tế có thể các doanh nghiệp sẽ không đi qua tất cả 4 giai đoạn trên. Một startup có thể chưa bước qua được giai đoạn 2 đã phải dừng cuộc chơi, hay có nhiều thương hiệu trải qua nhiều thập kỷ tăng trưởng liên tục, điển hình như Iphone chẳng hạn.
Vậy giai đoạn nào doanh nghiệp cần bắt tay vào xây dựng thương hiệu?
Bắt đầu càng sớm càng có lợi
Đúng vậy, việc bạn bắt tay vào xây dựng thương hiệu ngay từ lúc mới thành lập không chỉ giúp bạn nhanh chóng đạt được các kết quả kinh doanh mong muốn mà còn tạo ra nhiều lợi thế. Các lợi thế về mặt tâm thế, tầm nhìn và sự nhạy bén về thị trường.
Đối tượng chính mà Branding hướng tới không ai khác chính là thị trường và người tiêu dùng và nếu mỗi ngày bạn đều quan tâm đến thị trường, suy nghĩ về khách hàng của bạn và “chơi” với các nền tảng truyền thông mang tính cập nhật xu thế nhất, thì tất yếu bạn sẽ kịp thời đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng hay bạn sẽ không phải bị động mỗi khi có sự suy thoái về kinh tế và không dễ lung lay trước những biến động của thị trường.
Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu càng sớm càng có lợi
Không quá sớm cũng không quá muộn
Vậy lỡ bạn đang trong giai đoạn khác mà chưa xây dựng thương hiệu thì sao? Câu trả lời là bất cứ thời điểm nào cũng là thời điểm tốt nhất để xây dựng thương hiệu, thậm chí ngay cả trong giai đoạn suy thoái.
>>> Có thể bạn quan tâm: Brand equity là gì? 4 yếu tố tạo nên tài sản thương hiệu cần biết
Đầu tiên, nếu thương hiệu của bạn đang ở trong giai đoạn phát triển nhờ chiến lược kinh doanh hiệu quả tập trung vào phân phối và bán hàng hoặc thị trường đang có nhu cầu lớn. Nếu bắt đầu xây dựng thương hiệu bạn sẽ ngăn chặn được những đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm ẩn bởi suy cho cùng thị trường càng “béo bở” thì càng có nhiều “người chơi”. Xây dựng thương hiệu sẽ giúp bạn chiếm lợi thế lâu dài và trở thành người về đích trong cuộc chiến cạnh tranh.
Thứ hai, nếu là thương hiệu đang ở trong giai đoạn trưởng thành thì lại càng phải chú trọng xây dựng thương hiệu, và đặc biệt phải biết lấy xu hướng của thị trường làm nền tảng cốt lõi. Một bài học đắt giá cho việc đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng đó là Nokia.
Thứ ba, nếu thương hiệu đang có những dấu hiệu “già nua” và bắt đầu suy thoái, bạn vẫn có thể bắt đầu xây dựng thương hiệu với chiến lược làm mới thương hiệu (Re-Branding).