Inbound Marketing Là Gì? Vận Dụng Inbound Marketing Vào Chiến Lược Digital Marketing

Inbound Marketing Là Gì? Vận Dụng Inbound Marketing Vào Chiến Lược Digital Marketing

 “Marketing hướng nội”, “Marketing trong bao” là những khái niệm bạn có thể đã nghe khi tìm hiểu về Inbound Marketing. 

Liệu đó có phải sự thật về Inbound Marketing? Hãy cùng tìm hiểu điều thật sự phản ánh ý nghĩa của Inbound Marketing trong bài viết dưới đây nhé.

I. Inbound Marketing là gì?

1. Định nghĩa 

Inbound Marketing là một thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2004 bởi HubSpot - một công ty phát triển các sản phẩm liên quan đến phần mềm và công cụ hỗ trợ marketing và bán hàng. Theo đó, Inbound Marketing là phương pháp tập trung vào việc xây dựng nội dung chất lượng, có giá trị để thu hút người dùng đến với bạn một cách tự nhiên nhất (không sử dụng quảng cáo). 

Nội dung có giá trị là những nội dung vì người dùng. Bằng cách giúp họ giải quyết một vấn đề nào đó hay giúp họ đạt được những điều họ mong muốn. Để làm được điều đó bạn phải bám sát hành trình của khách hàng (Customer Journey) 

Đích đến cuối cùng của Inbound Marketing là tạo dựng mối quan hệ có giá trị giữa khách hàng và doanh nghiệp. Bạn đưa ra những lời khuyên hữu ích và giúp khách hàng giải quyết vấn đề, đổi lại khách hàng sẽ mua hàng, chia sẻ nội dung của bạn tới nhiều người hơn (Word of mouth) 

>>> Tìm hiểu thêm: Content marketing là gì? Vai trò đặc biệt của content marketing 

Inbound marketing là gì? 

Inbound marketing là gì? 

2. Sự khác biệt giữa Inbound và Outbound marketing 

Trái ngược với Inbound Marketing là thu hút khách hàng một cách tự nhiên, thì Outbound Marketing là phương pháp trả phí (quảng cáo) để tiếp cận đối tượng mục tiêu. Nếu đóng vai là một khách hàng thì mỗi ngày chúng ta đều tiếp cận cả hai hình thức này thông qua quá trình sử dụng các nền tảng kỹ thuật số (mạng xã hội, website, TV,...). Vậy giữa chúng có sự khác biệt cốt lõi nào?

Inbound như thỏi nam châm thu hút, Outbound như búa tạ đập vào đầu người ta

Các mạng xã hội phát triển kéo theo dịch vụ quảng cáo cũng trở nên phổ biến, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp lạm dụng hình thức Marketing này. Chắc hẳn chúng ta cũng đôi lần khó chịu khi một quảng cáo che mất bộ phim mà chúng ta đang xem (thường canh đúng lúc cảnh phim đang cao trào nhất). Cách tiếp cận này vừa tốn kém mà hiệu quả lại không cao.

Inbound lấy khách hàng làm nền tảng, Outbound bắt đầu từ doanh nghiệp

Để thu hút khách hàng một cách tự nhiên mà bạn nói rằng bạn không quan tâm đến nhu cầu khách hàng, không phân tích để thấu hiểu họ thì đó là điều khó có thể xảy ra. Inbound Marketing còn được HubSpot gọi là phương pháp tiếp thị dựa trên tính nhân văn. Còn Outbound Marketing, bạn sẽ viết nội dung quảng cáo (về sản phẩm, doanh nghiệp) và trả phí cho các nền tảng quảng cáo như Facebook, Tiktok để phân phối nội dung đến nhiều người hơn.

Inbound nổi lên như “cồn”, Outbound lép vế đứng một bên 

Theo thống kê, website trả phí chỉ thu hút 10% tổng lượt truy cập còn website (áp dụng phương pháp Inbound Marketing) chiếm tới 90% lượt truy cập. Cùng với đó chiến thuật “làm phiền” khách hàng đang mất dần hiệu quả khi người dùng có xu hướng ngăn chặn làm phiền bằng những phần mềm và công cụ chặn quảng cáo.

Sự khác biệt giữa Inbound và Outbound Marketing 

Sự khác biệt giữa Inbound và Outbound Marketing 
 

II. Áp dụng phương pháp Inbound Marketing vào chiến lược Digital Marketing như thế nào?

Digital Marketing đang chiếm sóng hầu như phạm vi toàn cầu và len lỏi đến từng góc nhỏ cuộc sống của khách hàng. Với bối cảnh như vậy việc áp dụng Inbound Marketing vào hành trình số của khách hàng là điều mang tính chiến lược làm nên sự thành công của doanh nghiệp. 

Tập trung vào sáng tạo nội dung “chất” 

Bước đầu tiên trong việc áp dụng Inbound Marketing đó là sản xuất nội dung. Bạn cần có đội ngũ nhân sự Content giỏi, sáng tạo và có nhiều trải nghiệm hoặc thấu hiểu khách để đưa ra được những nội dung hữu ích, thú vị để THU HÚT người xem. Bên cạnh đó không thể nhắc đến bộ phận thiết kế và dựng video, một hình ảnh sắc nét, bố cục bắt mắt và màu sắc hài hòa cũng đóng góp phần lớn vào sức hút của “thỏi nam châm” nội dung. 

Bôi trơn “bệ phóng”

Sau khi đã có nội dung chất lượng bạn sẽ phân phối nội dung lên các nền tảng Digital của doanh nghiệp mình, trong đó mạng xã hội và Website là 2 nền tảng quan trọng nhất. 

Đối với mạng xã hội, bạn sẽ “bôi trơn” bằng các kỹ thuật giúp tăng lượt tiếp cận tự nhiên như: seeding vào các group phù hợp, đăng bài khung giờ vàng, thêm hashtag,...

Còn đối với Website, thì SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Nói một cách tóm lược bạn sẽ phải tối ưu về nền tảng kỹ thuật của Website và làm các dấu hiệu tin tưởng đối với Google để Website của bạn xếp thứ hạng cao một cách tự nhiên.

Chuyển đổi khách hàng

Sau khi đã được người dùng quan tâm và tin tưởng bạn cần chuyển đổi họ trở thành khách hàng của bạn. Hãy thúc đẩy họ bằng các CTA (call - to - action) bao gồm các hành động mua hàng, đăng ký để nhận thông tin để thúc đẩy họ ra quyết định và tương tác với doanh nghiệp nhiều hơn.

Lời kết 

Inbound Marketing là phương pháp hiệu quả để thu hút khách hàng, tuy nhiên phương pháp này sẽ cần nhiều thời gian để có được kết quả. Chiến lược tối ưu nhất chính là kết hợp cả hai, theo SanMedia, bạn nên đầu tư 80% cho Inbound Marketing và 20% còn lại dành cho Outbound Marketing để tiếp cận nhanh chóng đối tượng khách hàng.