Agency Là Gì? Phân Biệt Agency Và Client

Agency Là Gì? Phân Biệt Agency Và Client

Agency và Client là hai khái niệm dần trở nên phổ biến kể từ khi Digital Marketing bùng nổ và lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Hai khái niệm này nhận được sự quan đặc biệt từ các Marketer và những người làm trong lĩnh vực Marketing. Cùng khám phá bản chất và mối liên hệ thú vị giữa Agency và Client trong bài viết dưới đây nhé.
 

I. Định nghĩa 

1. Khái niệm Agency là gì?

Agency trước hết nó là một công ty, chuyên cung cấp dịch vụ truyền thông tiếp thị (marketing) cho các công ty khác. Về đặc trưng, các dịch vụ của một agency thường rất chuyên nghiệp, được thực hiện bởi nhiều bộ phận nhân sự có chuyên môn cao.

Ngoài ra chuyên môn của một Agency không phải chỉ dành riêng cho một lĩnh vực, ngành hàng mà sẽ áp dụng cho đa dạng lĩnh vực: FMCG (ngành hàng tiêu dùng nhanh), F&B (dịch vụ ăn uống), y tế, giáo dục, bất động sản,...

Production house Agency

Production house Agency

2. Khái niệm Client là gì?

Client cũng là một công ty nhưng là công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ, có nhu cầu làm truyền thông tiếp thị. 

Client cũng có một bộ phận marketing riêng, tuy nhiên nhân sự ở bộ phận này sẽ đảm nhận bao quát công việc hơn trải dài từ sale, trade, quảng cáo cho đến media và PR (quan hệ công chúng), và vì vậy dẫn đến độ chuyên môn hóa không cao nên khi có chiến dịch lớn họ sẽ không đảm đương được và phải thuê ngoài Agency thực hiện để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Ngoài ra Client còn có nghĩa là khách hàng (ý chỉ khách hàng của Agency), họ là người sẽ thuê Agency làm Marketing cho mình.

3. Mối liên hệ giữa Agency và Client 

Mối quan hệ đơn giản, dễ hiểu giữa Agency và Client đó là người bán, người mua. Agency đóng vai là bên bán và Client là bên mua, khác với các loại hình mua bán dịch vụ thông thường như làm đẹp, spa, du lịch nghỉ dưỡng,... thì dịch vụ tiếp thị phức tạp hơn rất nhiều, phải trải qua quy trình nhiều bước và đòi hỏi sự hợp tác rất cao giữa Agency và Client, sự căng thẳng và áp lực luôn đi kèm trong quá trình làm việc giữa hai phía.

Chính vì lý do đó quy trình dịch vụ cũng sẽ phức tạp bao gồm nhiều khâu và đòi hỏi tinh thần hợp tác rất cao từ cả hai phía (Client và Agency). Nhưng cơ bản quy trình thường sẽ diễn ra theo 5 bước sau: 

  • - Bước 1: Nhận Brief - Brief là bản tóm tắt những yêu cầu mà Client gửi cho Agency
  • - Bước 2: Planning - Lên kế hoạch từ tổng quan đến chi tiết
  • - Bước 3: Production - Tiến hành sản xuất nội dung, hình ảnh và video theo kế hoạch chi tiết đã được Client phê duyệt 
  • - Bước 4: Advertising - Phân phối nội dung đa nền tảng, chạy quảng cáo để tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • - Bước 5: Report & Payment: Đo lường và báo cáo kết quả chiến dịch và tiến hành thanh toán các khoản chi tiêu.

Mối liên hệ giữa Agency và Client

Mối liên hệ giữa Agency và Client

II. Sự khác biệt giữa Client và Agency 

Agency nuôi nhiều con còn Client chỉ nuôi một đứa duy nhất

Cùng một lúc Agency có thể nhận nhiều dự án từ nhiều khách hàng, còn Client thì chỉ làm cho công ty hay thương hiệu của mình thôi. Sự khác biệt này dẫn đến sự khác biệt về màu sắc và đặc trưng về công việc của Client và Agency. Agency sáng tạo, linh hoạt còn Client thì trung thành, và am hiểu.

>>> Xem thêm: Online Marketing và Digital Marketing giống và khác ở điểm nào?

Agency não phải, Client não trái

Client có thiên hướng logic và lý trí nhiều hơn, họ là người am hiểu về sản phẩm, kinh doanh và nắm vững thông tin về công ty và ngành nghề của họ. Tuy nhiên trong marketing việc thấu hiểu khách hàng là điều quan trọng hơn cả, việc thấu hiểu được suy nghĩ của khách hàng, họ đưa ra quyết định như thế nào là điều mà Client không nắm được.

Chính vì vậy Agency đứng ra để hỗ trợ đưa ra giải pháp việc này. Agency thường gắn liền với sáng tạo (Creative), nguyên nhân đến từ việc nếu mình kể một câu chuyện thiếu sáng tạo thì sẽ không có ai nghe, hoặc không chú ý tới. Từ lượng thông tin thô mà Client cung cấp Agency phải sáng tạo và kể được một câu chuyện lôi cuốn người nghe. 

III. Vai trò của Agency đối với Client     

Tăng lợi thế cạnh tranh

Mặt trận truyền thông chiếm một lợi thế vô cùng lớn trong tổng giá trị của một doanh nghiệp, vì vậy khi làm truyền thông hiệu quả doanh nghiệp sẽ chiếm được lợi thế cạnh tranh bền vững vì lợi thế truyền thông rất khó để gây dựng nên. 

Tăng doanh số, thị phần

Quá trình làm việc của Agency và Client hết sức căng thẳng và áp lực nếu muốn đạt được kết quả mong muốn, nhưng đằng sau đó luôn là phần thưởng xứng đáng. Sau mỗi chiến dịch thành công, nhiều người sẽ biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, họ yêu thích cách “kể chuyện” của doanh nghiệp và dẫn đến quyết định mua hàng từ đó thúc đẩy doanh số bán và mở rộng thị phần.