Xây dựng và phát triển kênh Youtube như thế nào?
Nền tảng Youtube phát triển rực rỡ trong những năm gần đây và có hơn 2 tỷ người dùng trên nền tảng này. Youtube là nền tảng tuyệt vời để doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đó cũng là lý do để các thương hiệu ngày càng đầu tư vào kênh truyền thông này. Nhưng khi chưa có chiến lược youtube video marketing hiệu quả, cơ hội tăng độ phủ thương hiệu cũng như tăng doanh số là một giấc mơ xa vời.
Nếu bạn cũng đang loay hoay tìm hướng phát triển cho kênh youtube của mình thì đừng bỏ qua hướng dẫn dưới đây.
1. Tạo kênh Youtube
Dĩ nhiên, việc đầu tiên để xây dựng chiến lược youtube video marketing là bạn đã có một kênh youtube riêng. Nếu chưa có, hãy tạo tài khoản thương hiệu trên Google.
Khi đặt tên cho kênh, tốt nhất bạn hãy đặt theo chính tên thương hiệu doanh nghiệp để đồng nhất độ nhận diện thương hiệu. Cuối cùng, bạn cập nhật ảnh đại diện và ảnh bìa phù hợp với thương hiệu và tiến hành đăng tải các video lên kênh. Như vậy bạn đã có một kênh youtube cho thương hiệu của mình.
2. Xây dựng nội dung cho kênh Youtube
Nội dung kênh Youtube là mấu chốt rất quan trọng cho sự thành công của kênh, nó như là bộ mặt của kênh và yêu cầu xây dựng phải thật chỉnh chu và cầu kì. Nội dung phải hay và sáng tạo mới thu hút được nhiều người xem và tương tác, chính vì thế cần phải có cả một chiếc lược về nội dung cho kênh Youtube. Việc đầu tiên, phải xác định xem nội dung mà kênh mua truyền tải đến người dùng là gì, và đương nhiên những nội dung này phải liên quan đến lĩnh vực hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Tiếp theo, cần tính toán thời gian, số lượng video, tần suất đăng sao cho tối ưu nhất.
3.Thấu hiểu Insight khách hàng
Cũng giống như các kênh truyền thông khác, nội dung trên kênh youtube phải hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu. Và để làm được điều này, bạn phải hiểu đối tượng của bạn là ai, họ muốn gì, họ thích gì, nội dung nào họ muốn xem,…
Tab YouTube Analytics là công cụ tuyệt vời giúp bạn hiểu hơn về những người đã đăng ký kênh và xem video của bạn. Bạn sẽ biết được độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thời gian xem video của người dùng kênh bạn đang tiếp cận. Tận dụng tốt những điều này sẽ giúp bạn tạo ra chiến lược marketing hiệu quả nhất cho kênh youtube của mình.
4. Học hỏi từ đối thủ
Học hỏi ở đây không phải là sao chép tất cả những gì của đối thủ, mà học hỏi chính là nghiên cứu cách làm của đối thủ, từ đó phân tích ưu và nhược điểm, biến tấu sao cho trở thành thành phẩm của mình. Khi nghiên cứu về đối thủ, hãy xem xét thật kỹ các video có lượt xem cao nhất và thấp nhất, phân tích xem điều gì khiến người xem hứng thú hoặc khó chịu thông qua các bình luận. Bên cạnh đó, hãy xem cách mà đối thủ đặt tiêu đề, mô tả, đặt từ khó. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện SEO cho kênh youtube của mình rất nhiều đấy.
5. Tạo chiến lược SEO Youtube:
Để Video có được hiểu quả tối ưu nhất, thì đây là bước không thể bỏ qua, chiến lược SEO Youtube giúp Video của bạn có thể hiện thị nhiều nhất với người dùng. Dù bạn nội dung video bạn có hay, chất lượng video cao, đầu tư nhiều nhưng không tiếp cận và thu hút được người xem thì coi như bạn đã thất bại. Đó là lý do vì sao bạn cần chú tâm vào chiến lược SEO Youtube.
Tối ưu tiêu đề, mô tả video và từ khóa
Tiêu đề và mô tả nên chứa từ khóa chính, từ khóa phụ. Tiêu đề thường dài từ ít nhất 5 chữ và không vượt quá 70 ký tự. Phần mô tả không nên ngắn hơn 250 ký tự. Từ khóa chính nên xuất hiện trong 25 chữ đầu tiên.
Tạo một thumbnails thu hút
Thumbnails là hình ảnh đại diện của video đó. Một thumbnails bắt mắt, chỉn chu là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định có click vào xem của video hay không. Vì thế đừng xơ sài phần này nhé. Bạn chỉ cần lấy một hình ảnh hấp dẫn từ video, thiết kế thêm đồ họa, chèn thêm text để trở nên nổi bật và thu hút.
Quảng cáo chéo video
Một cách khác giúp cải thiện SEO cho kênh của bạn chính là quảng cáo chéo. Lượt xem video đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển kênh nên hãy làm tăng lượt xem video bằng nhiều cách.
Bạn có thể quảng cáo chéo các video có liên quan trong phần đề xuất video trong phần cuối mỗi video. Hãy chú ý video được đề xuất phải có cùng chủ đề, nội dung liên quan đến video vừa phát, đánh đúng vào sự quan tâm của người dùng.