Motion Graphics - Xu hướng thiết kế đồ họa 2022

Motion Graphics - Xu hướng thiết kế đồ họa 2022

Motion Graphics là loại hình thiết kế đồ họa chuyển động được sử dụng phổ biến trong ngành thương mại điện tử ngày nay. Bạn đã từng thiết kế đồ họa Motion Graphics chưa? Hãy cùng Sanmedia tìm hiểu về Motion Graphics cũng như vai trò quan trọng của nó nhé!

Motion Graphics là gì?

Motion Graphics nghĩa là chuyển động trong đồ họa, hay có thể hiểu là sự di chuyển của các yếu tố đồ họa. Các yếu tố đồ họa này có thể là hình khối, font chữ, đường nét..., được thiết kế bằng phần mềm 2D giúp mang tới nét sống động và kì ảo. Motion Graphics còn có tên gọi là Motion Design, nhưng nó khác hoàn toàn với khái niệm Graphic Design mà chúng ta thường nghe tới. Graphic Design là hình ảnh đồ họa 2D/3D ở dạng TĨNH, trong khi đó Motion Design là yếu tố đồ họa 2D/3D ở dạng CHUYỂN ĐỘNG. Nếu bạn chưa phân biệt được Motion Graphics so với các kĩ năng thiết kế đồ họa khác là gì, hãy thử nhìn qua ví dụ về hai định dạng ảnh PNG và GIF bên dưới.

Motion Graphics (đồ họa chuyển động) là một phướng thức thiết kế đồ họa hữu dụng để tương tác với người xem. Kết hợp với âm thanh và hiệu ứng đặc sắc, Motion Graphics có thể tạo ra thông điệp sâu sắc và dễ tiếp cận hơn cho người dùng. Motion Graphics thường được sử dụng cho video quảng cáo, tiêu đề cho phim ảnh hoặc video truyền tải thông tin.

 

 

 

 

 

Ưu, nhược điểm của Motion Graphics

Ưu điểm             

-Khác với các hình ảnh tĩnh, Motion Graphics thu hút người xem bằng chuyển động hấp dẫn, sống động. Khi kết hợp với âm thanh và hiệu ứng đặc sắc, kĩ năng thiết kế đồ họa này còn dễ dàng kết nối cảm xúc với người xem hơn.

-Giúp truyền tải một lượng lớn thông tin chỉ trong vài giây/phút video ngắn ngủi. Điều này phòng trách việc người xem sẽ "đọc lướt" như bài viết thông thường và còn có thể hiểu rõ hơn thông điệp tác giả muốn truyền tải.

-Video Motion Graphics không cần có không gian thực tế như video quay truyền thống. Với dạng video truyền thống, bạn sẽ phải lên kịch bản quay quang cảnh bên ngoài, thuê diễn viên đóng. Điều này không những tốn thời gian mà còn độn thêm chi phí. Thay vào đó, bạn chỉ cần thuê một Motion Graphics Designer, đưa họ ý tưởng thiết kế đồ họa của mình và đợi sản phẩm cuối cùng mà thôi.

Nhược điểm

-Không giống dạng video truyền thống, Motion Graphics phức tạp hơn bởi bạn phải tự tạo chuyển động cho các yếu tố đồ họa thay vì chỉnh sửa video trên tư liệu quay sẵn. Vì vậy, bạn sẽ cần phối hợp cả các kĩ năng thiết kế đồ họa cũng như chỉnh sửa video để tạo nên sản phẩm đẹp mắt. Nếu bạn là người mới tìm hiểu về Motion Graphics thì thời gian đầu sẽ hơi khó khăn, đừng bỏ cuộc nhé!

-Nhược điểm lớn nhất của Motion Graphics đó là nó sẽ mang hơi hướng animated (hoạt hình) quá nhiều. Khác với dạng video truyền thống có điểm mạnh là người xem biết được không gian thật, người thật, việc thật mà họ sẽ được trải nghiệm. Video Motion Graphics nếu không làm chuẩn có thể trở thành tài liệu hoạt hình thay vì truyền tải thông tin cần thiết. Một cách hay để cải thiện đó là bạn thêm vào đó các tư liệu ảnh hoặc video của người thật, việc thật, điều này giúp tạo độ tin cậy cao hơn đối với người xem.

-Video Motion Graphics thường có độ dài trong vòng 60s, nếu bạn cần video dài hơn, có nội dung mang tính kể chuyện, thì nên chuyển sang video Animation.