Insight là gì? Cách viết content chạm insight khách hàng

Insight là gì? Cách viết content chạm insight khách hàng

Ngày này doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là sản xuất và phân phối một chiều sản phẩm ra thị trường. Trong một thị trường có “trăm người bán vạn người mua” thì việc thấu hiểu insight khách hàng là điều rất quan trọng. Vậy insight là gì? Làm thế nào để viết content chạm insight khách hàng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
 

I. Insight là gì? 

1. Khái niệm

Insight là những suy nghĩ và mong muốn “ẩn sâu” bên trong có thể ảnh hưởng đến quá trình một người ra quyết định.

Trong marketing, Customer insight là một thứ không thể thiếu, đặc biệt trong các chiến dịch lớn thì việc nghiên cứu kỹ insight khách hàng là điều kiện tiên quyết để quyết định sự thành công của cả chiến dịch. Kết quả của một insight đúng sẽ là hành vi mua hàng của khách hàng. 

2. Insight không phải là một sự thật hiển nhiên 

Insight là một “sự thật ngầm hiểu” mà không phải là một sự thật hiển nhiên. Sự thật hiển nhiên ở đây là những điều mà khách hàng nói ra hay những gì mà họ thể hiện ra bên ngoài, còn sự thật ngầm hiểu là những suy nghĩ và mong muốn của khách hàng ẩn sâu bên trong mà họ không muốn thổ lộ ra bên ngoài, và thậm chí đôi khi họ cũng không nhận ra rằng nó có ở bên trong bản thân họ. 

Ví dụ bạn có một cửa hàng kinh doanh quần áo, khách hàng đến để mua hàng và họ nói rằng sản phẩm của bạn đắt quá. Thì việc khách hàng nói rằng sản phẩm bạn đắt không phải là một insight bởi vì nó là một sự thật hiển nhiên, bạn biết và đối thủ của bạn cũng biết điều này. Nhưng đằng sau lời nói giá đắt đó của khách hàng có thể họ đang mong muốn bạn đưa ra một chương trình khuyến mãi để họ mua ngay, vì thực tế họ thích sản phẩm của bạn nhưng họ lại không đủ tiền để mua. Thì lúc này đó mới gọi là insight. 

Insight không phải là sự thật hiển nhiên

Insight không phải là sự thật hiển nhiên 

3. Vai trò của insight 

Chiếm ưu thế trên mặt trận truyền thông: Trong thời đại marketing 4.0 việc sản xuất ra sản phẩm không còn là vấn đề khó khăn nữa, việc thuyết phục khách hàng mua hàng mới là vấn để của các nhà tiếp thị trong thời kỳ này. Chính vì vậy nếu doanh nghiệp nào có được insight khách hàng thì sẽ chiếm ưu thế hơn. Vì khách hàng có xu hướng chọn người bán nào hiểu mình nhiều hơn.

Thay đổi và tối ưu sản phẩm: Nếu bạn hiểu được những vấn đề khách hàng đang gặp phải, và bạn nhận ra rằng khách hàng đang không hài lòng với sản phẩm hiện tại. Nếu nắm được insight đó, bạn sẽ dễ dàng làm hài lòng khách hàng bằng việc tối ưu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn. 

4. Phân loại insight 

Insight liên quan đến sản phẩm: là những insight phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví dụ bạn kinh doanh sản phẩm là bình xịt côn trùng và bạn nhận ra rằng khách hàng cảm thấy khó chịu với mùi hương kèm theo sản phẩm đó. Thì bạn sẽ vận dụng insight này bằng cách nghiên cứu và cho ra mắt bình xịt không mùi dành cho đối tượng khách hàng bị dị ứng với mùi hương.

Insight không liên quan đến sản phẩm: Nó chính là tất cả những yếu tố liên quan đến khách hàng có ảnh hưởng và tác động đến hành vi của họ. Cụ thể nó bao gồm môi trường sống, giới tính, độ tuổi, tâm lý, tính cách, văn hóa, xã hội,...

Insight không liên quan đến sản phẩm

Insight không liên quan đến sản phẩm 

II. Cách viết content chạm insight khách hàng 

1. Xác định insight 

- Nghiên cứu thị trường (market research): Đây là cách hầu hết mọi người đều biết nhưng ít người được làm qua. Vì cách này thường dành cho các nhãn hàng lớn và họ thường thuê các công ty nghiên cứu thị trường có chuyên môn thực hiện nghiên cứu 

- Nghiên cứu tại bàn (desk research): Đây chính là cách mà các bạn viết content sẽ áp dụng để sáng tạo content chạm insight hơn, bằng cách ngồi tại bàn cùng các thiết bị hỗ trợ để nghiên cứu bào gồm điện thoại hay máy tính. Cách này ít người biết tới hơn nhưng lại là cách đại đa số các công ty đều làm, đặc biệt là công ty vừa và nhỏ.

2. Viết content chạm insight

Để áp dụng nghiên cứu tại bàn vào việc viết content chạm insight đó là trả lời hai câu hỏi: Khách hàng suy nghĩ gì? và trong bối cảnh nào?

Mình xin lấy ví dụ tiếp về bình xịt côn trùng để chúng ta cùng phân tích nhé. Đầu tiên khách hàng họ suy nghĩ gì? Nếu đối tượng khách hàng là người phụ nữ có con nhỏ, khi bé bị muỗi đốt bà mẹ sẽ có những suy nghĩ như là trẻ nhỏ bị muỗi đốt có sao không? Hay là làm thế nào khi bé bị muỗi đốt? Thì đây là những chủ đề chạm insight mà bạn có thể áp dụng trong bài viết của mình. 

Thứ hai, trong bối cảnh nào? Ví dụ nay thời tiết bước vào mùa mưa, muỗi sẽ nhiều hơn vì vậy bạn có thể viết về chủ đề phòng ngừa muỗi trong mùa mưa. Hay một ví dụ khác, đó là tết trung thu thì chúng ta sẽ mua bánh trung thu, kẹo bánh,... và họ sẽ gặp tình trạng “kiến bu” nếu họ không bảo quản kỹ lưỡng, thì đây cũng là một chủ đề phản ánh đúng insight mà bạn có thể áp dụng vào bài viết của mình.

Lời kết

Insight là một lĩnh vực thú vị trong marketing nhưng để thấu hiểu được insight của khách hàng lại là một điều không hề dễ dàng, đòi hỏi chúng ta phải trải nghiệm nhiều năm trong nghề và trải nghiệm từ cuộc sống của chính chúng ta. 

Sanmedia là đơn vị cung cấp các dịch vụ marketing tổng thể bao gồm quản trị fanpage và quản trị website, với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, am hiểu nhiều lĩnh vực sẽ giúp bạn phát triển và nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh nhờ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thông qua việc nghiên cứu và thấu hiểu insight đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bài viết liên quan: 

Copywriter là gì? Phân biệt Copywriter và Content Writer

Content marketing là gì? Vai trò đặc biệt của content marketing